VỠ MỘNG ĐÁNH CHIẾM KINH THÀNH HUẾ

CHỌN ĐÀ NẴNG LÀM HƯỚNG TẤN CÔNG

Tháng 8 năm 1858 liên quân Pháp và Tây Ban Nha mở chiến dịch xâm chiếm Việt Nam. Mở đầu là cuộc đổ bộ vào Đà Nẵng. Tại sao liên quân lại chọn Đà Nẵng.

Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang LàoCăm Bốt 

Đà Nẵng chỉ cách kinh thành Huế 100km. Và chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể đánh nhanh rút gọn.

Với vũ khí hiện đại; đội quân tinh nhuệ liên quân Pháp – Tây Ban Nha tự tin có thể chiến thắng quân triều đình nhà Nguyễn với vũ khí lạc hậu.

Nhưng Pháp quên rằng;  nước An Nam mà họ coi thường đã có một ngàn năm kiên cường chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Và hãy chúng ta hãy cùng đọc diễn biến của cuộc xâm lăng của liên quân Pháp – Tây Ban Nha.

QUÂN TRIỀU ĐÌNH ĐỐI PHÓ

Sau những chệch choạc ban đầu. Vua Tự Đức điều tướng Nguyễn Tri Phương,; khi ấy đang làm Kinh lược sứ Nam Kỳ, về làm Tổng thống quân vụ Quảng Nam; cử thêm Phạm Thế Hiển làm Tham tán ; để cùng gấp rút chấn chỉnh quân chánh và thống nhất phương thức chống ngoại xâm.

Trước tình thế đó, Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện; để tránh sức mạnh hỏa lực của đối phương mà cho phục kích. Thực hiện “vườn không, nhà trống” (để cô lập và triệt đường tiếp tế) và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản để bao vây liên quân ngoài mé biển.

Suốt 5 tháng bị cầm chân, cái đói, cái bệnh, cái nóng bức… đã khiến liên quân mệt mỏi và hao mòn. 

THẤT BẠI Ê CHỀ

Trong cuốn hồi kí ” Xứ Đông Dương” của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nêu lên thất bại đau đớn của liên quân Pháp- Tây Ban Nha. Centimet2  xin trích dẫn nguyễn văn đoạn hồi kí của ông:

” Không may là liên quân không biết nhiều về đất nước mà họ sẽ tới. Điểm duy nhất bên bờ biển gần Huế,kinh đô của đế quốc, là vịnh Đà Nẵng; tại đây hạm đội có thể vào trú ẩn và cho quân đổ bộ. Liên quân đã chọn Đà Nẵng mà không có một thông tin nào khác. Vịnh này nằm trong một vành núi cao, bao quanh chỉ có một số ít dân cư sinh sống ven bờ; có thể bị chiếm giữ lâu dài mà triểu đình An Nam không cảm thấy có gì phiền phức hoặc bị mấ thể diện quốc gia. Để tới Huế, họ phải vượt qua một chặng đường dài khoảng 100 cây số- nhưng theo con đường nào và qua những đâu?

Trước hết phải vượt qua khối núi sừng sững vươn lên trời trước mắt binh lính chúng ta. Con đường mòn qua đèo Hải Vân, mà chỗ thấp nhất vẫn còn cao tới gần 500 mét trên mực nước biển. Con đường này trực tiếp chạy trên sườn núi; có độ dốc lớn nhất như một cái thang không có bậc thang đồng đều.

Những người đã thông thổ nơi đây cũng phải chân trần leo lên rất vất vả và mất nhiều thời gian.

Người ta đã cho những người lính nhanh nhẹn không mang vũ khí và hành lý leo qua. Không phải ai cũng bị thiêu đốt; trên con đường đã bị mặt trời nung nóng hầm hập như lò lửa; một số người tới được đích đã tốt lắm rồi.

Nhưng lại có những người lính An Nam; trong các pháo đài đặt ngay tại đèo Hải Vân chắc chắn không có nhiệm vụ chìa tay với kẻ xâm lược. Nếu có phép thần nào đưa được cả đội quân leo lên đèo; thì sau đó sẽ làm gì tiếp theo? Con đường còn lại đến Huế chỉ toàn rừng và các đụn cát; không nơi trú ẩn; không nơi để kiếm thức ăn.

Cố gắng hành quân bằng đường bộ về Huế thật sự là một sự điên rồ. Phải chiếm vịnh Đà Nẵng và chờ đối phương tấn công. Nhưng cuộc tấn công đã không diễn ra. Những người lính của Hoàng đế An Nam không ngu xuẩn đến độ chuyển đổi vị trí mà tại đó họ không bị nguy hiểm gì và thời gian đang ủng hộ họ. Mà mờ về địa hình ven biển, không rõ bến bờ nào là yên lành, người ta đã chọn một địa điểm đóng quân tệ không thể tệ hơn.

Đội quân nhỏ bé của liên quân Pháp – Tây Ban Nha bị tơi tả bởi các bệnh nhiệt đới khủng khiếp. Sốt, kiết lỵ; dịch tả tàn phá đội quân. Mỗi ngày, quân triều đình lại thắng một trận mà không cần ra quân.”

Có thể nói, cuộc đổ bộ vào Đà Nẵng của liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã không lường trước những khó khăn. Hậu quả là thất bại ề chề. Pháp chuyển hướng đánh vào Gia Định và bắt đầu đô hộ Nam Kỳ

: Welcome !

Authorize

Quên mật khẩu

Đăng ký